|
カテゴリ:datnen
Nguồn cung ứng khan hiếm nên các công ty phải chạy đôn đáo khắp nơi tuyển ứng viên. Các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) cho biết chưa năm nào tìm nguồn lao động xuất ngoại lại khó như năm nay. Điều này trái ngược với trước đó, khi người lao động phải chật vật mới kiếm được một suất xuất ngoại. Việc tìm người Nhu cầu tuyển dụng lao động xuất ngoại từ các nước những tháng đầu năm khá nhiều, trong đó tập trung chủ yếu là thị trường Nhật. Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH, hai tháng đầu năm nay có hơn 26.000 lao động xuất ngoại làm việc tại các nước. Tuy nhiên, nguồn cung ứng khan hiếm nên các công ty phải chạy đôn đáo về các tỉnh, thành tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm tuyển ứng viên cho các cuộc phỏng vấn. Ông Nguyễn Thế Đại, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất khẩu lao động và Dịch vụ thương mại Biển Đông (ESTRALA), cho biết nhu cầu tuyển dụng từ các công ty Nhật Bản đang tăng trở lại. Hiện nay riêng chi nhánh của công ty tại TP.HCM đang tuyển 100 thực tập sinh sang Nhật làm việc. Nhu cầu tuyển dụng đối với nam gồm nhiều ngành nghề như cơ khí, điện lạnh, mộc, đúc, nhựa, đường ống. Còn nữ thì tuyển nhân viên cho ngành điện tử, bán hàng siêu thị, thực phẩm, thủy sản. Do nguồn cung ứng lao động thời gian gần đây thiếu hụt nên công ty cử nhân viên đôn đáo về các địa phương tìm nguồn tuyển. “Do dịch bệnh nên các nhà tuyển dụng Nhật chủ yếu phỏng vấn tuyển dụng qua online, thay vì phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung khiến các doanh nghiệp không thể tuyển đủ số lượng ứng viên theo mong muốn từ các nghiệp đoàn Nhật Bản với tỉ lệ ba chọn một như quy trình tuyển dụng lâu nay” - ông Đại cho hay. Một số công ty khác cũng khẳng định nhiều năm nay tỉnh Đồng Tháp là cái nôi cung ứng hơn 2.000 lao động đi làm việc tại các nước mỗi năm cho các công ty XKLĐ. Thế nhưng năm nay, tỉnh này cũng chật vật bổ sung nguồn ứng viên khiến các công ty XKLĐ càng phải vất vả tìm người đi lao động ở nước ngoài. Ngại xuất ngoại làm việc Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đinh Tấn Hiếu, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Niên (tỉnh Phú Yên), thông tin do ảnh hưởng dịch bệnh nên năm 2020, số lượng thanh niên ra nước ngoài làm việc giảm kỷ lục, toàn tỉnh chưa đến 10 em xuất ngoại làm việc. Để phục hồi hoạt động đưa thanh niên xuất ngoại làm việc, trung tâm đã tổ chức nhiều đợt tư vấn, song do tâm lý ái ngại nên các gia đình nấn ná cho con em xuất ngoại và tập trung việc làm tại chỗ dù thu nhập thấp hơn. “Mặc dù trung tâm đã tư vấn rất kỹ và có chính sách cho vay không thế chấp 100 triệu đồng, đủ để các em trang trải chi phí như học tiếng, định hướng nghề nghiệp nhưng số lượng tham gia vẫn khá hạn chế” - ông Hiếu nói. Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp, nhận định do còn lo ngại dịch bệnh nên các gia đình chưa mạnh dạn cho con em xuất ngoại. Ngoài ra, do tình hình dịch bệnh, chưa thể về nước nên nhiều lao động muốn gia hạn để tiếp tục làm việc. Theo bà Tuyết, để phục hồi mạch tuyển dụng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh đang triển khai kế hoạch tuyên truyền mới. Ví dụ, thay vì phỏng vấn online sẽ mời các nhà tuyển dụng Nhật sang tận nơi để nói rõ về tình hình tuyển dụng, điều kiện việc làm, thu nhập… để trấn an các gia đình. Bà Tuyết thông tin thêm dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng năm 2020 toàn tỉnh vẫn đưa 1.100 em đi làm việc tại các nước. Ngược lại, do ảnh hưởng của dịch bệnh, toàn tỉnh có 14.000 lao động bị mất việc. Đây là nguồn cung dồi dào để định hướng việc làm cho người lao động thời gian tới. Cạnh đó, một lượng lớn học sinh THPT cũng rất quan tâm đến định hướng xuất ngoại làm việc. “Với chính sách vay vốn và vốn đối ứng ban đầu để hỗ trợ các em yên tâm học nghề, học tiếng, hy vọng tháng 7 tới sẽ phục hồi các hoạt động đưa con em đi làm việc tại các nước” - bà Tuyết nhận định. Hơn 26.000 lao động xuất ngoại Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ LĐ-TB&XH dẫn số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho hay trong hai tháng đầu năm nay, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đạt hơn 26.000 lao động, trong đó có 10.864 lao động nữ. Thị trường Nhật Bản chiếm đầu bảng với hơn 18.130 lao động. Thứ hai là thị trường Đài Loan với hơn 7.170. Các thị trường khác như Hàn Quốc hơn 100 lao động, Rumania với 143 lao động, Singapore hơn 530 lao động... Ông Lê Long Sơn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Esuhai, cho rằng lượng thực tập sinh hết hạn hợp đồng nhưng do dịch bệnh nên chưa về nước được cũng ảnh hưởng đến việc tiếp nhận thêm lao động từ Việt Nam. Một yếu tố khách quan khác do dịch bệnh nên việc cấp visa từ các nước tiếp nhận lao động cũng hạn chế.
お気に入りの記事を「いいね!」で応援しよう
最終更新日
2021.04.30 02:53:42
コメント(0) | コメントを書く
[datnen] カテゴリの最新記事
|